Để làm rõ câu hỏi này, UniGap sẽ chia sẻ về 03 phần cụ thể, gồm có: tính chất, yêu cầu công việc và chân dung của một người phù hợp với Data Analyst. Bài viết này phù hợp cho cả là các bạn fresher (1 – 2 năm kinh nghiệm) và các anh chị đã có nhiều năm kinh nghiệm trong một lĩnh vực và đang quan tâm đến ngành Data. Cùng tham khảo nhé!
1. VỊ TRÍ DATA ANALYST = BUSINESS + TECH
Vị trí Data Analyst là vị trí hybrid giữa Business và Tech.
Data Analyst gần giống vị trí Data Business Person (theo báo cáo O’reilly) và 50% skill set của nhóm này sẽ liên quan đến Business. Chính vì vậy yếu tố Business là một thành tố rất quan trọng của vị trí Data Analyst.
Ngoài ra, sẽ có một số kỹ năng khác liên quan đến Tech như lập trình, data, programming, một chút về Toán và Statistics. Tựu trung lại ở vị trí Data Analyst có 2 đặc điểm chính là Business và Technology.
Bên cạnh đó, vị trí Data Analyst khá cân bằng giữa não trái và não phải. Chính vì vậy, những bạn vừa có điểm mạnh về tính logic và vừa có tính sáng tạo thì sẽ khá phù hợp với vị trí Data Analyst.
Để biết được chúng ta thiên về não trái hay phải các bạn có thể tra cứu thêm trên Google, sẽ có một số bài test để chúng ta biết được chúng ta thiên về não trái hay não phải, hoặc các bạn có thể làm sinh trắc vân tay – dịch vụ này sẽ phân tích và chỉ ra được tỉ lệ neuron phát triển ở bên nào hơn, từ đấy sẽ biết được bẩm sinh bạn thiên về não trái hay não phải.
Tóm lại, vị trí Data Analyst sẽ lai giữa Business và Tech nên với các bạn có sự cân bằng giữa hai phần não thì phù hợp với vị trí Data Analyst nhất.
2. DATA ANALYST CORE SKILLS
Khi search Google về những kỹ năng của Data Analyst, các bạn sẽ thường thấy những danh sách rất nhiều kỹ năng khác nhau của người làm Data Analyst. Dựa trên kinh nghiệm thực tế, UniGap nhận thấy vị trí này có thể nhóm lại thành 3 nhóm skillset gồm: Business, Domain, Tools.
– Mảnh ghép về Business:
Bao gồm những kiến thức về kinh doanh. Các bạn học về những chuyên ngành về Business như Marketing, Finance… là người có lợi thế về Business.
– Mảnh ghép kiến thức về Domain:
Trong thực tế, vị trí Data Analyst ở những ngành khác nhau thì rất khác nhau, ví dụ làm Data Analyst cho Banking sẽ rất khác với Data Analyst trong Retail. Vì mỗi domain có những mô hình kinh doanh khác nhau, hành vi khách hàng khác nhau, vậy nên tư duy người làm Data Analyst ở mỗi ngành cũng sẽ phải thay đổi để phù hợp.
– Mảnh ghép Tools:
Tìm kiếm trên mạng, các bạn sẽ thấy mảnh ghép tools được nhắc đến rất nhiều. Có vẻ là có rất nhiều tools mà chúng ta phải học. Tuy nhiên thì mảnh ghép này lại là phần không quá khó, các bạn sẽ chỉ cần dành khoảng tầm 3 – 6 tháng là có thể làm chủ được các tools cần thiết.
Mảnh ghép này giống như là một cánh cửa vậy, bước qua được cánh cửa này rồi thì mọi thứ sẽ mở ra, còn nếu không biết gì về tools thì chúng ta không có công cụ để làm việc được – tức là cánh cửa sẽ đóng lại.
Trong 3 mảnh ghép này thì Business và Domain là hai mảnh ghép cần nhiều thời gian để chúng ta có thể master được. Riêng mảnh ghép Tools thì cần 3 – 6 tháng, đặc biệt là khi đi làm thực tế thì sẽ càng tiếp cận nhanh hơn.
Khi hội tụ được 3 yếu tố này thì việc bạn tìm được công việc trong ngành Data Analyst sẽ trở nên đơn giản!
3. DATA ANALYST PORTRAIT
– Nhóm đầu tiên là các bạn có background về Business
Như UniGap đã chia sẻ ở trên, khi có background Business đồng nghĩa với việc bạn đã có 1 trong 3 mảnh ghép. Các bạn sẽ thấy Business là một trong những yếu tố quan trọng nhất của người làm Data Analyst. Thực tế là hầu hết tất cả các bạn làm Data Analyst đa phần đều có background về Business.
– Nhóm thứ hai là các bạn chuyên về một domain nhất định
Cụ thể, đó là những bạn làm việc và có nhiều năm kinh nghiệm trong một lĩnh vực (hoặc một ngành hàng), có được những kiến thức về ngành và các bạn hiểu rất rõ các bài toán mà ngành này cần giải quyết.
Khi làm việc lâu trong một ngành, mảnh ghép Domain Expert của bạn được trau dồi và tạo nên lợi thế. Từ đó, các bạn sẽ cần học thêm về Tools và Business để có thể apply sang vị trí Data Analyst.
Theo quan sát của anh Ngô Vinh – CEO&Founder tại UniGap, những bạn có background về business hoặc Domain Expert thì sẽ là những người dễ dàng apply vào vị trí Data Analyst nhất.
Ngược lại, nếu bạn không có background Business hoặc cũng không làm trong những ngành không sử dụng nhiều về Data thì để có thể khi apply vào vị trí Data Analyst sẽ tốn nhiều thời gian hơn, đòi hỏi sự kiên trì và tập trung cố gắng thì mới chuyển ngành thành công được.
Mong rằng chia sẻ của UniGap sẽ đem lại cho các các bạn nhiều thông tin hữu ích!
Data Coaching 1 on 1 – người bạn đồng hành giúp các bạn đạt mục tiêu apply vị trí Data Analyst thành công
Data Coaching 1 on 1 là dự án coaching của công ty TNHH UniGap – với sứ mệnh thu hẹp khoảng cách giữa trường đại học và nơi làm việc bằng phương pháp phù hợp, chi phí tối ưu và mục tiêu được cam kết.
Khoá Data Analyst Coaching 1 on 1 là khoá coaching giúp các bạn đang tự học Data Analyst đạt mục tiêu apply Data Analyst thành công trong 6 tháng. Đặc biệt phù hợp với các bạn dưới 27 tuổi, đang muốn tham gia ngành Data và cần có một đội ngũ thực chiến chuyên nghiệp đồng hành để giúp bạn đi nhanh hơn, cam kết đạt mục tiêu thành công.
Bạn có thể liên hệ để đặt lịch tư vấn miễn phí tại đây.
Data Coaching 1 on 1 – UniGap /Right mindset – True Success/
- Xem ngay Lộ trình học Data Analyst chuyển ngành thành công
- Tư vấn chuyển ngành Data Analyst miễn phí tại đây
- Tham gia Vietnam Data Analyst Forum – #1 Informative Group để học hỏi và chia sẻ kiến thức
- Cập nhật lịch khai giảng & chương trình ưu đãi tại Data Coaching 1 on 1 – UniGap