Data Analyst (DA) là một trong số những vị trí rất hot và được nhắc tới nhiều trong 1-2 năm trở lại đây. Các công ty bắt đầu quan tâm hơn đến mảng data và nhu cầu về DA hiện đang rất lớn. Song song đó, số lượng các bạn fresher apply vị trí Data Analyst cũng lớn gấp nhiều lần. 

Vì vậy, các nhà tuyển dụng luôn rất cẩn thận khi tuyển dụng cho vị trí quan trọng này. Dưới đây, UniGap sẽ liệt kê 9 câu hỏi thường gặp khi đi apply. Lưu ý rằng, không có câu trả lời chung có mọi câu hỏi, và nhu cầu của từng công ty đều khác nhau, nên UniGap xin phép không liệt kê câu trả lời chi tiết cho từng câu hỏi. 

apply-vi-tri-data-analyst-04

1. Vì sao bạn muốn apply vị trí Data Analyst?

Đây luôn là câu hỏi đầu tiên, đặc biệt với các bạn Fresher. Nhà tuyển dụng muốn biết thực sự bạn hình dung như thế nào về công việc này và có thực sự muốn làm công việc này không. Vì vậy câu trả lời của bạn cần phải mạch lạc, rõ ràng, cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự hiểu công việc của một DA, tầm quan trọng của vị trí này tới công ty và bạn đủ năng lực để đảm nhận. 

2. Thế mạnh và điểm yếu của bạn khi apply vị trí Data Analyst là gì?

Cho dù thế mạnh của bạn là gì thì Giao tiếp cũng là kỹ năng quan trọng ở mọi công việc. Bạn càng cho thấy sự rõ ràng, mạch lạc, tự tin trong câu trả lời, nhà tuyển dụng càng có thiện cảm với bạn. Còn về điểm yếu, đây là điều các nhà tuyển dụng luôn hỏi để biết rằng ứng viên có nhìn ra những thiếu sót của bạn thân và có cách cải thiện hay chưa. 

Hãy quên đi những câu trả lời như “Điểm yếu của em là quá cầu toàn”, “Điểm yếu của em là không có điểm yếu nào” vì nhà tuyển dụng đã nghe câu trả lời này đến cả trăm lần và mỗi một lần như vậy, xác suất họ tin tưởng câu trả lời lại càng ít đi.

Thay vào đó, bạn có thể nói về 1 điểm yếu được xem là có ảnh hưởng tiêu cực đến công việc của bạn, ví dụ: quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán… và cách bạn cải thiện và kết quả hiện tại như thế nào.  

3. Bạn biết những phần mềm nào hỗ trợ cho việc phân tích dữ liệu?

Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ muốn biết bạn có kinh nghiệm với những tool. Các tool thì không ít, vì vậy bạn nên thẳng thắn về những tool nào mình thành thạo nhất. Ví dụ, với SQL, có khá nhiều platform và bạn thành thạo nhất với Bigquery. Phần này, bạn nên chuẩn bị portfolio thật kỹ để nhà tuyển dụng biết bạn thành thạo các tool ở mức độ nào.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết công ty đang sử dụng các tool nào và bạn thể hiện rằng mình sẵn sàng học thêm tool đó để có thể đáp ứng công việc, điều này sẽ là một điểm cộng rất lớn vì nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn đang rất nghiêm túc với cơ hội này. 

4. Những khó khăn mà bạn gặp phải khi phân tích dữ liệu là gì?

Với câu hỏi này, điều nhà tuyển dụng muốn nghe là cách bạn xử lý những khó khăn chứ không phải kể về những khó khăn đó. Qua trả lời, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn có tư duy giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi trả lời, bạn cần kêu rõ khó khăn đó là gì, xuất phát từ đâu, bạn làm gì để xử lý khó khăn đó và kết quả như thế nào. 

Sau cùng, bạn tổng kết lại những bài học rút ra từ khó khăn đấy, và nếu có thể quay lại thì sẽ thực hiện tốt hơn như thế nào. Bằng cách làm như vậy, bạn sẽ tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng về hình tượng của 1 người có tư duy problem solving tốt

5. Bạn sẽ làm gì nếu dữ liệu bị thiếu, sai hoặc bất thường?

Nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này nhằm mục đích đánh giá khả năng đối diện và xử lý vấn đề của ứng viên. Nếu trả lời tốt, bạn có thể “ghi điểm” kha khá trong buổi phỏng vấn.

Gợi ý trả lời: Theo cá nhân tôi, khi đối diện với việc dữ liệu bị thiếu hoặc có dấu hiệu bất thường, là một Data Analyst, tôi cần phải:

  • Sử dụng các chiến lược như phương pháp loại bỏ, phương pháp xác định, ước lượng, dự báo và phương pháp dựa trên mô hình để tìm kiếm dữ liệu bị thiếu.
  • Chuẩn bị 1 bản báo cáo hoàn chỉnh có chứa mọi thông tin về dữ liệu bị thiếu hoặc có dấu hiệu bất thường.
  • Xem xét kỹ, đánh giá và lên phương án xử lý.
  • Thay thế các dữ liệu không hợp lệ (nếu có) bằng dữ liệu thích hợp (nếu được). 

6. Kể về một dự án mà bạn từng làm?

Đây là câu hỏi chắc chắn sẽ gặp. Bạn nên thành thật với câu trả lời này, dự án bạn đã làm, mức độ ảnh hưởng và đóng góp của bạn trong dự án đó, đặc biệt, kết quả của dự án đó đã mang lại lợi ích gì cho công ty. 

Với các bạn fresher, câu hỏi này có thể là một bất lợi với bạn vì bạn chưa có kinh nghiệm đi làm thực tế. Tuy nhiên, hiện có nhiều public dataset trên mạng, bạn có thể lấy về và làm một dự án với dataset đó. Những project cá nhân này sẽ là nơi để bạn thể hiện khả năng áp dụng những kiến thức đã học để biến một hoặc nhiều bộ dữ liệu thô thành insights để có thể giúp ích cho quá trình đưa ra quyết định kinh doanh. Đừng quên mô tả kỹ về dataset đó, và bạn làm gì với nó. 

7. Câu hỏi về các case mà nhà tuyển dụng đặt ra khi apply vị trí Data Analyst?

Nhà tuyển dụng sẽ đặt ra một số câu hỏi liên quan đến ngành của công ty họ. Về điều này, bạn nên tìm hiểu kỹ về ngành của công ty mình đang apply, các chỉ số, vấn đề mà công ty đó sẽ quan tâm, cách đo lường và ra quyết định như thế nào. Bạn không nên trả lời qua loa, mập mờ, không thực sự hiểu câu trả lời của mình.

Câu trả lời của bạn có thể ngắn, chỉ có 1 vài ý, nhưng có thể phân tích sâu những ý đó thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn cao hơn. 

8. Bạn vừa được giao một dự án phân tích mới. Bạn sẽ bắt đầu từ đâu và các bước tiếp theo như thế nào?

Nhà tuyển dụng muốn hiểu được quá trình suy nghĩ của bạn để đảm bảo bạn có đủ sự kỹ lưỡng và biết cách tổ chức công việc vì đây là công việc hằng ngày của một Data Analyst.

Gợi ý câu trả lời:

  • Xác định nhu cầu, pain points, mong muốn của stakeholder
  • Xác định rõ root cause. Có thể dùng issue map để xác định rõ root cause.
  • Tạo bản draft để thống nhất với stakeholder những thông tin bạn sẽ cung cấp cho họ và thứ mà họ muốn xem. 

apply-vi-tri-data-analyst-01

9. Bạn đối phó với áp lực và căng thẳng như thế nào?

Câu hỏi phỏng vấn Data Analyst này giúp người phỏng vấn có thể đánh giá xem bạn có khả năng đáp ứng được công việc hay không, bởi một chuyên viên phân tích dữ liệu chắc chắn phải thường xuyên đối diện với tình trạng căng thẳng, áp lực. Về câu trả lời, tốt nhất bạn nên đưa ví dụ thực tế về cách bạn đã làm để giải quyết sự căng thẳng trong công việc trước đây. Nhờ đó, nhà tuyển dụng sẽ biết bạn làm như thế nào để thoát khỏi tình trạng căng thẳng.

10. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Trước khi kết thúc phỏng vấn, hầu hết nhà tuyển dụng đều hỏi ứng viên có câu hỏi nào về công việc hoặc công ty không. Nếu câu trả lời là “Không” thì UniGap nghĩ đó không phải là câu trả lời hay. Bạn nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi phỏng vấn Data Analyst ngược lại cho người tuyển dụng để cho họ biết rằng bản thân mình thực sự nghiêm túc với vị trí này và thực sự quan tâm tới công ty.

Bạn có thể hỏi thêm về quy mô team, bạn sẽ làm việc với ai, đầu việc hằng ngày là gì….

apply-vi-tri-data-analyst

Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để việc chuẩn bị phỏng vấn cho vị trí DA trở nên suôn sẻ hơn nhé! 

Data Coaching 1 on 1 – người bạn đồng hành giúp các bạn đạt mục tiêu apply vị trí Data Analyst thành công

Data Coaching 1 on 1 là dự án coaching của công ty TNHH UniGap – với sứ mệnh thu hẹp khoảng cách giữa trường đại học và nơi làm việc bằng phương pháp phù hợp, chi phí tối ưu và mục tiêu được cam kết.

phuong-phap-coaching-1-on-1-unigap
Trải nghiệm ngay phương pháp Coaching để nhanh chóng đạt mục tiêu

Khoá Data Analyst Coaching 1 on 1 là khoá coaching giúp các bạn đang tự học Data Analyst đạt mục tiêu apply Data Analyst thành công trong 6 tháng. Đặc biệt phù hợp với các bạn dưới 27 tuổi, đang muốn tham gia ngành Data và cần có một đội ngũ thực chiến chuyên nghiệp đồng hành để giúp bạn đi nhanh hơn, cam kết đạt mục tiêu thành công.

Bạn có thể liên hệ để đặt lịch tư vấn miễn phí tại đây.

Data Coaching 1 on 1 – UniGap /Right mindset – True Success/

Nhận tin bài viết mới miễn phí



    WORKSHOP MIỄN PHÍ CHIA SẺ KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

    Đăng ký workshop

    NHẬN NGAY BỘ EBOOK & TÀI LIỆU TỰ HỌC MIỄN PHÍ

    Ebook miễn phí