Từ anh Ngô Doãn Vinh, Founder UniGap, Former Data Analyst tại Tiki

Chắc hẳn nhiều bạn vừa mới chuyển ngành sang Data Analyst đã gặp không ít khó khăn từ những bước đi đầu tiên, đặc biệt là khi mới bắt đầu phỏng vấn Data Analyst. Thường những lần phỏng vấn đầu tiên, các bạn đều bị từ chối. Nhiều bạn trong số đó cảm thấy hoang mang, lo lắng và nghi ngờ khả năng của bản thân. Mình cũng đã từng như thế, nhưng đến thời điểm hiện tại, mình nhìn lại và thấy rằng mọi chuyện rồi cũng sẽ có hướng giải quyết và cho chúng ta rất nhiều bài học. Hôm nay, mình muốn chia sẻ một chút về câu chuyện đối mặt với lời từ chối sau phỏng vấn Data Analyst ở các công ty. Hy vọng nó sẽ làm các bạn cảm thấy bớt hoang mang và tự tin hơn.

Nỗi sợ bị từ chối khi phỏng vấn Data Analyst

Trong quá khứ, mình cũng đã từng cảm thấy không ổn khi bị nhà tuyển dụng từ chối. Mỗi khi kiểm tra email mà thấy thư cảm ơn là mình buồn lắm, nhất là những lần phỏng vấn Data Analyst đầu tiên. Thậm chí, mình đã từng cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều khi apply mà không được phản hồi hơn là bị từ chối khi đi sâu vào các vòng trong. Những lời từ chối từ các công ty mà mình rất muốn làm việc và dành nhiều nỗ lực còn khiến mình còn buồn mất mấy ngày nữa.

Như một lẽ tự nhiên, mình bắt đầu chất vấn bản thân mình bằng hàng chục câu hỏi mà mình tin tất cả chúng ta đều đã ít nhất một lần tự hỏi:

  • Mình đã làm gì sai trong quá trình ứng tuyển và trong khi phỏng vấn Data Analyst?
  • Có phải mình đã hiểu sai hay học sai kiến thức nào?
  • Tại sao mình lại không được chọn?
  • Mình còn phải cải thiện điều gì nữa?

Thực ra, những cảm xúc đó, những hành động đó không có gì sai cả, nhưng càng về sau, mình lại thấy những lần bị từ chối đó không quá tiêu cực như mình nghĩ. Thay vào đó, mình lại nhìn thấy nhiều mặt tích cực của nó và mình ước gì mình đã dám thử nhiều thứ hơn, sẵn sàng đón nhận nhiều thử thách hơn. Không chỉ riêng việc phỏng vấn Data Analyst, đến bây giờ, mình vẫn thấy tiếc khi hồi sinh viên đã không apply các chương trình Tình nguyện quốc tế vì mình sợ tiếng Anh của mình không đủ.

phong-van-data-analyst-01
Làm gì khi bị từ chối sau phỏng vấn Data Analyst?

Biến sự từ chối thành bài học cải thiện quá trình phỏng vấn Data Analyst

Khi bạn bị từ chối nhiều lần, bạn sẽ dần nhận ra sự từ chối là điều kiện cần để chúng ta thay đổi. Sự tự chối là tiền đề để chúng ta cải thiện bản thân, thử những sự lựa chọn mới, thử những hướng đi mới. Đó không phải lúc để chúng ta buồn bã và nghi ngờ năng lực bản thân hay từ bỏ quá trình nỗ lực của mình.

Như câu chuyện của cá nhân mình, mình đã từng bị từ chối đến 9 lần khi apply ở các chương trình Management Trainee (MT). Sau mỗi lần đó, kỹ năng ứng tuyển của mình lại cải thiện rất nhiều. Sau này, khi mình apply công ty nào thì tỉ lệ đậu rất cao vì mình biết mình cần làm gì và nhà tuyển dụng họ cần gì. Nếu không apply nhiều, chắc chắn mình đã không có những bài học thực tế đến vậy. Không những thế, bị từ chối khi apply MT đã đưa mình đến gần hơn với cơ hội làm trong ngành Data, ngành mà mình cảm thấy rất phù hợp với bản thân. Và đến lúc mình bị từ chối sau khi phỏng vấn Data Analyst ở công ty gần nhất, nó cho mình điều kiện để biết rằng mình không phù hợp với công ty đó và mình có thời gian để bắt đầu xây dựng cuộc sống mà mình từng mong ước. Nó giúp mình có thời gian để thực thi những kế hoạch tương lai sớm hơn dự định.

Bạn thấy đó, việc bị từ chối không quá đáng sợ như chúng ta vẫn nghĩ. Điều quan trọng là thay vì chìm sâu vào nỗi buồn, chúng ta cần nhìn lại quá trình phỏng vấn Data Analyst, tìm ra lý do vì sao chúng ta bị từ chối, tìm cách cải thiện chúng và luôn tin vào chính bản thân mình. Đây là một kỹ năng cần thiết mà bất kỳ ai cũng nên có, đặc biệt là những bạn dấn thân vào ngành Data.

Đến bây giờ nhìn lại, mình vui vì mình đã dám làm. Mình vui vì mình thấy mình đã làm hết sức trong khả năng của mình rồi. Kết quả phỏng vấn Data Analyst chỉ là một chấm nhỏ trong suốt quá trình nỗ lực của mình mà thôi. Dù thành công hay thất bại, chúng ta cứ chấp nhận nó như nó là như vậy. Khi đi apply, mình luôn tâm niệm mình phải chuẩn bị thật kỹ và làm thật tốt phần việc của mình, còn kết quả là phần việc của nhà tuyển dụng. Nếu mình chưa cố gắng hết mình, chưa làm tốt phần việc của mình thì không nên kỳ vọng nhà tuyển dụng sẽ trao cơ hội cho một người không toàn tâm toàn ý.

Chúc các bạn chân cứng đá mềm trong quá trình apply nhé!

 

Data Coaching 1 on 1 – người bạn đồng hành giúp các bạn đạt mục tiêu apply Data Analyst thành công

Data Coaching 1 on 1 là dự án coaching của công ty TNHH UniGap – với sứ mệnh thu hẹp khoảng cách giữa trường đại học và nơi làm việc bằng phương pháp phù hợp, chi phí tối ưu và mục tiêu được cam kết.

phuong-phap-coaching-1-on-1-unigap
Trải nghiệm ngay phương pháp Coaching để nhanh chóng đạt mục tiêu

Khoá Data Analyst Coaching 1 on 1 là khoá coaching giúp các bạn đang tự học Data Analyst đạt mục tiêu apply Data Analyst thành công trong 6 tháng. Đặc biệt phù hợp với các bạn dưới 27 tuổi, đang muốn tham gia ngành Data và cần có một đội ngũ thực chiến chuyên nghiệp đồng hành để giúp bạn đi nhanh hơn, cam kết đạt mục tiêu thành công.

Bạn có thể liên hệ để đặt lịch tư vấn miễn phí tại đây.

Data Coaching 1 on 1 – UniGap /Right mindset – True Success/

Nhận tin bài viết mới miễn phí



    WORKSHOP MIỄN PHÍ CHIA SẺ KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

    Đăng ký workshop

    NHẬN NGAY BỘ EBOOK & TÀI LIỆU TỰ HỌC MIỄN PHÍ

    Ebook miễn phí