Sự khác biệt giữa Data Analyst và Business Analyst?
Đầu tiên, bạn cần xác định một điều quan trọng chính là 2 vị trí này hoàn toàn khác nhau. Để làm rõ điều này, hãy phân tích kỹ vai trò và kỹ năng của Data Analyst và Business Analyst
Vai trò của Data Analyst và Business Analyst trong doanh nghiệp
BA – là viết tắt của vị trí Business Analyst – có nhiệm vụ chính làm việc với khách hàng để có thể hiểu rõ vấn đề của họ Từ đó cùng team xây dựng nên giải pháp dựa trên requirement mà chúng ta đã thu thập được. Nhiệm vụ chính của BA là làm sao có thể hiểu được yêu cầu của khách hàng, từ đó thì chuyển giao lại cho team. Những yêu cầu đó thường liên quan đến công nghệ: từ vận hành hệ thống thông tin nội bộ cho đến làm app.
Vị trí Business Analyst thiên về xây dựng sản phẩm xây dựng hệ thống. Trong khi, vị trí Data Analyst sẽ liên quan đến về business nhiều hơn.
Kỹ năng cần có ở từng vị trí Data Analyst và Business Analyst
BA – Business Analyst sử dụng các kỹ năng như sau: SQL/ MS Access/ Excel/ Communication Skills/ Presentation Skills/ People Skills. Về cơ bản, BA sẽ tập trung nhiều vào quá trình giao tiếp với khách hàng, quản lý yêu cầu khách hàng và chuyển giao yêu cầu cho team làm sản phẩm.
DA – Data Analyst sẽ cần các công cụ như SQL/ R/Python (Pandas, Numpy, Matplotlib)/ Tableau/Power BI/ Data Modeling/ SAS/SPSS/ Excel/ AWS/Azure.
Tổng quan, vị trí DA sẽ cần nhiều công cụ liên quan Data và lập trình nhiều hơn vị trí BA. Thay vào đó, BA kỹ năng về giao tiếp với khách hàng làm sao có thể thấu hiểu được vấn đề của khách hàng và chuyển giao yêu cầu đó về đến team một cách đầy đủ, hiệu quả – đó chính là kỹ năng cốt lõi của vị trí BA.
Bảng dưới đây mô tả cơ bản để bạn phân biệt Data Analyst và Business Analyst:
Những hiểu lầm hay gặp về Data Analyst và Business Analyst
Cách đây 7 năm trước, khi các doanh nghiệp chưa có nhiều chiến lược đầu tư/ tập trung vào data, thì BA thường gộp chung BA IT và BA non IT. Hiện nay, thì data trong doanh nghiệp đã có lượng data rất lớn cũng như nhìn nhận vai trò của data trong phát triển. Khi đầu tư nhiều vào xây dựng các hệ thống data, chính vì thế trên thị trường tuyển dụng bắt đầu xuất hiện nhiều vị trí liên quan đến DA. Nhiều bạn sinh viên mới ra trường sẽ nhầm lẫn ở cách phân biệt các vị trí này. Hiện nay, các vị trí này sẽ chia thành 03 nhóm như sau:
DA: phải xử lý Data nhiều và làm việc với các hệ thống dữ liệu, phân tích dữ liệu.
BA IT: những công việc liên quan đến xây dựng hệ thống.
BA Non IT: phân tích kinh doanh nhưng không sử dụng data
Làm thế nào để biết mình phù hợp với Data Analyst hay Business Analyst
Đầu tiên, bạn phải hiểu rõ được từng công việc là gì và yêu cầu những gì và phù hợp với nhóm nào để từ đó mình lựa chọn phù hợp.
Thứ hai là sự chuẩn bị của các bạn. Đặt lên bàn cân, chúng ta sẽ thấy vị trí Data Analyst sẽ đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị nhiều hơn Business Analyst. Thường thì chúng ta mới ra trường thì apply vào vị trí Business Analyst nó sẽ dễ hơn so với vị trí Data Analyst . Trong khi, để trở thành DA đòi hỏi bạn có quá trình chuẩn bị kỹ càng mới có thể apply.
Thứ ba là xác định tình trạng hiện tại của bạn, mỗi người và trong mỗi giai đoạn là khác nhau. Ví dụ ở các bạn mới ra trường, sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị cũng như là khả năng học hỏi tiếp thu những kiến thức mới sẽ tốt hơn – so với người mà đi làm nhiều năm kinh nghiệm.
Các bạn mới ra trường, điều quan trong là hãy cứ follow theo quyết tâm bên trong của mình, tìm hiểu thật kỹ và sâu. Sau đó, hãy lên kế hoạch thực thi và theo đuổi mục tiêu đó đến khi đạt được. Còn một số bạn hiện tại đã/đang đi làm nhiều năm và đang muốn chuyển qua làm BA hay DA thì bạn cần phân tích chỗ này kỹ hơn để có thể lựa chọn được cái quyết định phù hợp.
Với các bạn nữ hoặc các bạn cần công việc ổn định thì vị trí BA có thể sẽ phù hợp hơn. Đây là vị trí các bạn có thể làm lâu dài được, cứ làm từ sản phẩm này qua sản phẩm khác. Cũng giống như một người kiến trúc sư, sẽ xây dựng ngôi nhà này xong xây dựng ngôi nhà khác. Trong khi đó, DA là vị trí thiên về business nhiều hơn, mang tính bước đệm nhiều hơn.
Vị trí DA phù hợp với các bạn trong giai đoạn early như các bạn mới ra trường hoặc đi làm một vài năm kinh nghiệm. Với các bạn dưới 27 tuổi thì cân nhắc làm DA, còn quá 27 tuổi thì nên suy nghĩ thật kỹ. Khi chúng ta làm DA khoảng 2-3 năm thì sẽ đạt đến độ chững và sau đó phải quyết định việc tiếp theo làm gì chứ không thể làm mãi DA được. Còn vị trí BA các bạn có thể làm trong khoảng thời gian dài. Do đó, các bạn có nhiều năm kinh nghiệm phải suy nghĩ để đưa ra được chọn BA hay DA.
Data Coaching 1 on 1 – người bạn đồng hành giúp các bạn đạt mục tiêu apply Data Analyst thành công.
Data Coaching 1 on 1 là dự án coaching của công ty TNHH UniGap – với sứ mệnh làm giảm khoảng cách từ trường đại học đến nơi làm việc bằng phương pháp phù hợp, chi phí tối ưu và mục tiêu được cam kết.
Khoá Data Analyst Coaching 1 on 1 là khoá coaching giúp các bạn đang tự học Data Analyst đạt mục tiêu apply Data Analyst thành công trong 6 tháng. Đặc biệt phù hợp với các bạn dưới 27 tuổi, đang muốn tham gia ngành Data và cần có một đội ngũ thực chiến chuyên nghiệp đồng hành để giúp bạn đi nhanh hơn, cam kết đạt mục tiêu thành công.
Bạn có thể liên hệ để đặt lịch tư vấn miễn phí tại đây.
Data Coaching 1 on 1 – UniGap /Right mindset – True Success/
- Xem ngay Lộ trình học Data Analyst chuyển ngành thành công
- Tư vấn chuyển ngành Data Analyst miễn phí tại đây
- Tham gia Vietnam Data Analyst Forum – #1 Informative Group để học hỏi và chia sẻ kiến thức
- Cập nhật lịch khai giảng & chương trình ưu đãi tại Data Coaching 1 on 1 – UniGap